80% HỌC VIÊN ĐẾN TỪ GIỚI THIỆU

16 6 / 2022

27 Thuật Ngữ Google Ads Cần Biết Trước Khi Bắt Đầu Quảng Cáo Google Ads

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads

Nếu bạn đang chạy quảng cáo cho các nền tảng Facebook, Zalo,… mà chưa chạy Google Ads bao giờ hoặc chỉ mới tìm hiểu và chạy theo học “mót”. Đừng bỏ lỡ bài viết này của lớp học quảng cáo Google Ads Ngọc Trang để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ cơ bản mà quan trọng nhất trong các chiến dịch quảng cáo Google mạng Tìm Kiếm nhé!

Các loại hình của Quảng cáo Google

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu các loại hình quảng cáo của Google Ads nhé!

Google Ads chia ra các mạng theo từng nhu cầu khác nhau cho các nhà quảng cáo.

Ngay khi bạn tạo chiến dịch mới, Google sẽ hỏi bạn muốn chạy loại chiến dịch nào?

Như hình trên chúng ta thấy hiện tại có 6 loại hình quảng cáo Google cung cấp cho chúng ta: Tìm kiếm, hiệu suất tối đa, hiển thị, mua sắm, video và khám phá.

+ Tìm kiếm ( Search): mạng tìm kiếm cho phép nhà quảng cáo hiển thị website của mình lên top tìm kiếm của Google khi khách hàng truy vấn bằng công cụ tìm kiếm.

Nhà quảng cáo sẽ đấu thầu 1 từ khóa nào đó mà khách hàng tiềm năng của mình có khả năng sẽ tìm kiếm để được lên trang nhất và đứng top. Hiện tại trang nhất của Google có tối đa 7 vị trí quảng cáo. 4 vị trí đầu tiên trên cùng và 3 vị trí cuối cùng.

+ Hiệu suất tối đa: Đây là một chiến dịch mới được Google cung cấp và cho phép nhà quảng cáo truy cập vào tất cả các khoảng không quảng cáo của Google từ một chiến dịch duy nhất. Ví dụ như khi chạy quảng cáo Tìm kiếm, Hiển thị, Video,… thì mỗi quảng cáo như vậy chúng ta phải tạo riêng ra từng chiến dịch. Còn hiện tại với hiệu suất tối đa, chúng ta có thể gom được tất cả các quảng cáo đó vào chung một chiến dịch

+ Hiển thị - GDN: là chiến dịch hiển thị banner, hình ảnh trên các trang có lượng lưu lượng truy cập lớn, những trang này thuộc nền tảng Google và đối tác của Google, thường những trang này dành cho cộng đồng như dantri.com.vn, baomoi.com, … cho phép đặt quảng cáo.

Ví dụ như các bạn thấy trên hình, ở trang chủ của dân trí đã có Có 1 mẫu quảng cáo Google hiển thị GDN (có chữ i ngay góc phải ảnh quảng cáo). Đây là một nền tảng rất tiềm năng, các bạn không nên bỏ qua nhé.

Một tin vui cho các nhà quảng cáo từ 2018, Google ra mắt 1 trong những sự kiện lớn nhất trong 7 năm gần đây. Google sẽ cập nhập nâng cấp máy học Google (Google machine learning). Các nền tảng từ hiển thị, Youtube được chuyển từ tăng nhận diện thương hiệu còn giúp nhà quảng cáo thu được nhiều chuyển đổi hơn. Thực tế chứng minh đã có rất nhiều nhà quảng cáo thu được lợi lớn từ chạy GDN và Youtube.

+ Mua sắm – Shopping: Chiến dịch Mua sắm hay còn gọi là Google Shopping, chúng ta cần nền tảng của Google Merchant Center để có thể tạo được chiến dịch này. Phù hợp với các thương mại điện tử, những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm. Bên dưới là hình ảnh của quảng cáo mua sắm ở cột bên phải của trang chủ Google khi khách hàng truy vấn từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ: Đồng hồ casio, sẽ cho ra kết quả khi khách hàng tìm kiếm của 2 loại quảng cáo là Tìm kiếm và Mua sắm. Ở cột bên phải khoanh vùng màu đot là của mua sắm. Đây là một loại hình rất hay và tiết kiệm nhiều chi phí đặc biệt là khi bạn có quá nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm là rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng, màu sắc.

Google Shopping giúp nhà quảng cáo được hiển thị thêm hình ảnh, giá kèm văn bản giúp mẫu quảng cáo trực quan, thu hút hơn. Chính vì thế quảng cáo thường có tỷ lệ CTR và tỷ lệ chuyển đổi trung bình cao hơn

+ Quảng cáo video: Kể câu chuyện, giới thiệu sản phẩm bằng video đang là xu hướng và hiệu quả nó mang lại cũng rất tích cực. Nhà quảng cáo cần có 1 video ngắn và đăng lên kênh Youtube, sau đó tạo dịch với lựa chọn loại hình Video là bạn đã có 1 chiến dịch quảng cáo video Youtube.

Quảng cáo Video lại có rất nhiều định dạng: Quảng cáo trong luồng, quảng cáo không thể bỏ qua dưới 6s, quảng cáo không thể bỏ qua 15s, quảng cáo đề xuất, thẻ tài trợ, quảng cáo lớp phủ, Masthead Ads.

Quảng cáo Video giúp nhà quảng cáo tăng ngân sách quảng cáo Google Ads. Không chỉ tăng nhận diện trực quan, hình ảnh thực tế mà còn tăng chuyển đổi mua hàng nhờ việc Google liên tục nâng cấp máy học Google.

+ Khám phá: Đây là chiến dịch được cá nhân hóa có hình ảnh đa dạng, giúp thúc đẩy tương tác của khách hàng, người dùng với doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm của nhà quảng cáo trên Youtube, Gmail, khám phá các sản phẩm khác.

28 thuật ngữ cần biết để thiết lập chiến dịch Google Ads Tìm Kiếm dễ dàng

1. Đối sánh từ khóa

Đối sánh từ khóa là từ khóa được kiểm soát mức độ chặt chẽ những truy vấn tìm kiếm nào của người dùng đối với Quảng cáo Google được xem xét cho phiên đấu giá. Để tránh việc cạnh tranh và có được lượng chuyển đổi tốt và hiệu quả, nhà quảng cáo cần phải chắt lọc nghiên cứu và lựa chọn từ khóa và đối sánh của chúng tốt

Có 3 dạng đối sánh từ khóa chính: Đối sánh từ khóa rộng, đối sánh từ khóa cụm từ, đối sánh từ khóa chính xác

2. CPC

CPC là viết tắt của Cost per click, có nghĩa là chi phí cho một lượt click vào quảng cáo. Khi bạn chạy quảng cáo tìm kiếm, khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ mất số tiền cho lượt click đó ví dự là 8000đ, thì lúc này CPC là 8000đ

3. CPA

Viết tắt của từ Cost Per Action. Là giá tiền cho mỗi hành động của khách hàng mục tiêu mà bạn mong muốn ở họ, ví dụ như điền thông tin, cho vào giỏ hàng, mua hàng, tải ứng dụng… CPA và CPC nhà quảng cáo vẫn cần phải trả tiền theo nhấp chuột. Đối với hình thức chiến lược giá thầu CPA, khi tài khoản Google Ads đủ điều kiện thì nhà quảng cáo có thể được chuyển lựa chọn thanh toán từ cho 1 nhấp chuột sang thanh toán cho 1 chuyển đổi.

4. Chiến lược giá thầu

Giá đấu thầu thể hiện số tiền nhà quảng cáo sẵn sàng chi cho một lần nhấp vào một từ khóa nhất định trong Google Ads. Những giá thầu đó sẽ quyết định nơi quảng cáo sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Có các cách đặt giá thầu sau: Tối đa hóa số lượt nhấp, tối đa hóa chuyển đổi, tối đa hóa giá trị chuyển đổi, tỷ lệ hiển thị mục tiêu và CPC

Các bạn phải có một chiến lược giá thầu làm sao để tối đa hóa mục tiêu với chi phí thấp nhất

5. Tối đa hóa số nhấp chuột

Tối đa hóa số nhấp chuột là chiến dịch đó Google sẽ tự động giúp bạn có được nhiều nhất số nhấp chuột với số tiền mà bạn sẵn sàng chi trả cho chiến dịch Google Ads

6. CTR

CTR viết tắt của Click Though Rate. Hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột.

Công thức CTR = số lần nhấp chuột/ số lần hiển thị

CTR là chỉ số để chúng ta có thể đánh giá rằng quảng cáo của mình có thu hút không, nó cũng đánh giá điểm chất lượng của quảng cáo.

7. Điểm chất lượng

Điểm chất lượng là thang điểm Google đưa ra nằm đánh giá chất lượng của các chiến dịch quảng cáo. Đây là chỉ số đo lường từ Google dựa trên:

+ Mức độ liên quan của dòng tiêu đề (Headline), thẻ mô tả, từ khóa

+ Trải nghiệm trang đích của quảng cáo

+ Tỷ lệ nhấp chuột mong đợi

Điểm chất lượng càng cao thì vị trí đặt quảng cáo sẽ tốt hơn và giảm chi phí hơn cho các nhà quảng cáo. Với thang điểm của điểm chất lượng từ 1-10

8. Campain

Theo nghĩa tiếng Việt thì campain đó chính là chiến dịch, ở đây cụ thể là chiến dịch quảng cáo của Google Ads.

Trong một tài khoản Google Ads bạn có thể tạo nhiều chiến dịch không giới hạn và phân tách làm sao cho có hệ thống để quản lý và tối ưu nhất

9. Adgroup

Adgroup hay còn gọi là nhóm quảng cáo, nó là bậc thấp hơn của chiến dịch, trong chiến dịch sẽ chứa nhiều nhóm quảng cáo.

Các bạn sẽ biết cách cấu trúc tài khoản, phân chia chiến dịch và nhóm quảng cáo hay còn gọi là cấu trúc tài khoản quảng cáo Google Ads. Đây là 1 trong 2 yếu tố chính giúp nhà quảng cáo chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả. Hãy tới lớp học quảng cáo Google Ads Ngọc Trang để cấu trúc tài khoản quảng cáo giúp tối ưu và hạn chế click tặc ngay từ đầu. Cấu trúc tài khoản quảng cáo tốt có thể tối ưu chi phí và hiệu quả quảng cáo gấp 3-10 lần tiền tham gia khoá học bài bản ngay từ đầu!

10. Ad extension

Ad Extension là tiện ích mở rộng quảng cáo, hay có thể gọi là tạo quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm hiệu quả

Bằng tiện ích mở rộng quảng cáo, các bạn có thể gắn thêm link, vị trí, số điện thoại, hình ảnh đi kèm với quảng cáo tìm kiếm của mình, cho quảng cáo thêm nhiều thông tin hơn tới khách hàng, chuyên nghiệp và sinh động hơn

Các tiện ích quảng cáo mở rộng hiện nay bao gồm: Tiện ích mở rộng liên kết trang web, tiện ích mở rộng chú thích, tiện ích mở rộng vị trí, tiện ích ứng dụng, tiện ích khuyến mãi, tiện ích mở rộng cuộc gọi, tiện ích mở rộng hình ảnh,…

11. Landingpage

Landing page là một trang đơn độc lập có nội dung cô đọng về một chủ đề, một sản phẩm, một sự kiện nào đó,… có nội dung để hướng khách hàng thực hiện một hành động chuyển đổi mong muốn. Qua đó chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản landing page là trang đích dẫn khách hàng từ quảng cáo vào để đạt được hành động như thu thông tin cá nhân, mua hàng, đăng ký nhận quà,….

12. Content

Content là nội dung, là cách thức mà bạn muốn truyền tải một thông điệp, một thông tin nào đó cho người dùng. Cụ thể ở quảng cáo google ads tìm kiếm, content được thể hiện ở phần quảng cáo, bạn viết làm sao để khách hàng thấy “À! Đây chính là sản phẩm, dịch vụ mà mình đang tìm kiếm”

Như trên hình chúng ta có thể thấy, content mẫu quảng cáo Google Ads bao gồm:

+ Tiêu đề

+ Mô tả

13. Setting

Setting là cài đặt, qua mục này trong Google Ads bạn có thể thay đổi các cài đặt của mình như tên chiến dịch, mục tiêu, mục tiêu tiếp thị, trạng thái chiến dịch, mạng, vị trí, ngôn ngữ, ngân sách, đặt giá thầu, ngày bắt đầu và kết thúc chạy quảng cáo,…

14. Dynamic Ads

Dynamic Ads là Quảng cáo động, nó là một trong những hình thức của quảng cáo nói chung và Google Ads nói riêng. Khi các bạn có nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã, việc chạy dynamic sẽ được hệ thống lấy tự động các sản phẩm trên trang web của bạn để hiển thị cho tệp khách hàng mục tiêu thấy

15. Location

Location là vị trí quảng cáo mà các bạn muốn nhắm đến khi lên chiến dịch chạy Google Ads chẳng hạn như quốc gia, thành phố, tỉnh mà bạn có thể phục vụ được. Ngoài ra, Google còn có thể cho bạn chọn theo bán kính trong khu vực mà bạn mong muốn đặt quảng cáo

16. Ad Schedule

Ad Schedule là lịch quảng cáo, nếu bạn chỉ chạy trong thời gian cố định, chạy trong khung giờ cố định, bạn thấy mình chỉ nên chạy trong khoảng giờ ví dụ từ 10h-13h thì lịch quảng cáo sẽ giúp bạn điều đó

Bạn cũng có thể phân tích được rằng, trong khoảng thời gian nào trong ngày thì lượt hiển thị, lượt nhấp, lượt chuyển đổi cao thấp,… để từ đó đưa ra phương án tối ưu và theo dõi hành vi hoạt động của khách hàng

17. Device

Device trong Google Ads còn gọi là thiết bị, thiết bị bạn muốn hiển thị là điện thoại, laptop, máy tính bảng, pc, màn hình tivi,…

Có những sản phẩm sẽ chỉ dành cho các thiết bị cụ thể, thì tính năng này rất hữu ích, các bạn có thể chỉ nhắm phần lớn ngân sách cho thiết bị mong muốn

 

Các bạn cũng có thể theo dõi số liệu được thu thập để đánh giá xem thiết bị nào thu về nhiều kết quả nhất để từ đó tăng giảm giá thầu cho phù hợp

18. Filter

Filter hay còn gọi là các bộ lọc, bạn có thể lọc để rút gọn những thứ không cần thiết khi theo dõi và nhìn các chỉ số.

Các bạn có thể lọc theo kết quả, lượt chuyển đổi, nguồn gốc, thuộc tính,… khi trong tài khoản của mình quá nhiều thông tin

19. Nhãn

Việc gắn nhãn cho các quảng cáo của mình giúp bạn quản lý dễ dàng hơn, lọc theo đúng những thứ mình muốn cho bảng thống kê. Bạn có thể dùng nhãn cho từ khóa, chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo,…

20. Cụm từ tìm kiếm

Cụm từ tìm kiếm là một cụm từ được người dùng truy vấn hay còn goi là tìm kiếm trên công cụ Google tìm kiếm để mong muốn tìm ra được thông tin mà họ cần

21. Xếp hạng quảng cáo – AdRank

Xếp hạng Quảng cáo là thứ tự mà sẽ xuất hiện của quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm khi khách hàng truy vấn một từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn. AdRank càng cao, vị trí hiển thị càng cao, càng nhiều mắt sẽ đổ dồn vào quảng cáo của bạn và xác suất người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn càng cao

Có hai biến số: thứ nhất là CPC (Bid) - giá thầu của nhà quảng cáo (sẵn sàng trả bao nhiêu) và thứ hai là điểm chất lượng. Vậy nên công thức tính AdRank như sau:

AdRank = CPC (Bid) x điểm chất lượng

22. URL đích - Destination URL

Là địa chỉ URL của một quảng cáo trong nhóm quảng cáo mà nhà quảng cáo muốn người dùng tiếp cận khi họ click vào quảng cáo. Khách hàng sẽ không thấy URL trong quảng cáo, chỉ thầy hình ảnh quảng cáo mà thôi.

Nói một cách đơn giản hơn, URL đích là trang mà khách hàng sẽ thấy khi kích vào quảng cáo. Đừng để nhầm lẫn URL hiển thị nhé!

23. URL hiển thị - Display URL

Đây là phần được hiển thị trên quảng cáo, có màu xanh phía trên phần mô tả. Nhà quảng cáo có thể điều chỉnh để tăng sự nhận diện thương hiệu, làm rõ sản phẩm dịch vụ. Từ đó, có thể gia tăng tỉ lệ chuyển đổi

24. Keyword Insertion

Các bạn hãy xem video ngày để hiểu hơn về Keywords insertion nhé: https://youtu.be/1xiOhfdJiRc

25. Từ khóa – Keywords

Được coi là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Tìm kiếm. Việc lựa chọn từ khóa chính xác để làm sao khớp với từ khóa mà khách hàng tìm kiếm để giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận được đúng khách hàng nhất, tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm chi phí với những khách hàng không mong muốn ghé thăm website của bạn.

Khi chọn từ khóa, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và xem họ sẽ tìm kiếm thứ gì khi họ muốn sản phẩm, dịch vụ hay khuyến mãi của bạn. Không có giới hạn cho số lượng từ khóa bạn có thể đưa ra, nhưng tốt nhất nên chỉ có khoảng 20 từ khóa.

Từ khóa được chia ra theo các chiến dịch, nhóm quảng cáo riêng biệt, để làm tốt phần từ khóa này, hãy tham gia khóa học quảng cáo Google Ads Tìm Kiếm của Ngọc Trang AdWords nhé. Xem thêm tại đây.

26. PPC – Pay per click

PPC là một hình thức quảng cáo cho phép nhà quảng cáo trả phí để trang web được xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) khi ai đó nhập các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể vào công cụ tìm kiếm. SERP sẽ hiển thị các quảng cáo được tạo ra để hướng khách truy cập đến trang web và phí bạn trả dựa trên việc mọi người có nhấp vào quảng cáo của bạn hay không. Rất dễ nhầm lẫn giữa CPC và PPC.

Hai loại này có một sự phân biệt nhỏ là: PPC là loại hoạt động Marketing trả cho quảng cáo, còn CPC là tỷ lệ tính trên đơn vị tiền chấp nhận trả cho một lần click vào quảng cáo.

PPC được sử dụng cho tất cả các loại mục tiêu của chiến dịch, bao gồm: Tăng doanh số bán hàng, Tạo khách hàng tiềm năng, Thúc đẩy nhận thức về thương hiệu

27. CPM - Cost per mille

Giá mỗi nghìn lượt hiển thị (CPM) là một thuật ngữ dùng để chỉ giá của 1.000 lần hiển thị quảng cáo trên một trang web. Nó là một trong số những quảng cáo đơn giản và dễ sử dụng, nhà quảng cáo chỉ cần đặt quảng cáo lên blog, các trang web lớn và để quảng cáo đó hiển thị. Tuy nhiên, cần cân nhắc mục tiêu quảng cáo, CPM sẽ gây lãng phí một lượng nhất định những quảng cáo hiển thị nhưng không “lọt” vào tầm mắt của khách hàng tiềm năng

Hãy để lại số điện thoại để được lớp học Quảng Cáo Google Ads Ngọc Trang tư vấn hỗ trợ thông tin đến bạn nhanh nhất nhé! Link đăng ký: https://ngoctrangadwords.com/khoa-google-ads-tim-kiem

Chính sách hỗ trợ sau khóa học:

- Trước khóa học sẽ gửi tài liệu chuẩn bị
- Trong quá trình học sẽ có hỗ trợ viên hỗ trợ kỹ thuật để anh chị học viên theo kịp tiến độ của lớp
- Sau khóa học sẽ gửi tài liệu ôn tập bằng video tổng hợp lại những nội dung, thực hành quan trọng cho anh chị ôn tập
- Sau khóa học có 2 kỹ thuật + giảng viên hỗ trợ khi anh chị cần hay thắc mắc trong tài khoản của mình
- Hàng tháng sẽ có những buổi được tổ chức trực tiếp tại Hà Nộ và Hồ Chí Minh để anh chị ngồi lại với nhau, review tài khoản và hỗ trợ những vấn đề gặp phải

Một số hình ảnh hỗ trợ trực tiếp sau khóa học tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Một số hình ảnh lớp học quảng cáo Google Ads Ngọc Trang

TIN TỨC

Số mới nhất về các tài liệu Digital Marketing, Google Ads, SEO Google, content.

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads
TIN TỨC 16-06-2022
Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân -  Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing

Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân - Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing

 Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân - Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing
Lập kế hoạch Digital Marketing 2022

Lập kế hoạch Digital Marketing 2022

Kế hoạch Digital Marketing 2022 doanh nghiệp sẽ biết được ở đâu đem lại nhiều doanh thu, ra được nhiều tiền cho doanh nghiệp, chỗ nào chi phí đang bị lớn và chi quá nhiều, đối tác của chúng ta như thế nào, hoạt động trọng yếu ra sao, những gì chưa làm được và đã làm được để rút ra kinh nghiệm, năm tới doanh nghiệp sẽ làm gì để tốt hơn.
Thiết kế website tối ưu hóa quảng cáo Google Ads

Thiết kế website tối ưu hóa quảng cáo Google Ads

Với mong muốn giải quyết những nỗi đau, vấn đề đa phần các doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình thiết kế website để tiến tới quá trình tối ưu hóa quảng cáo tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng
HƯỚNG DẪN GOOGLE SHOPPING A - Z

HƯỚNG DẪN GOOGLE SHOPPING A - Z

Google Shopping đang cho thấy hiệu quả tốt với mức chi phí tiết kiệm hơn so với quảng cáo thông thường của Google