80% HỌC VIÊN ĐẾN TỪ GIỚI THIỆU

11 8 / 2016

Lập Kế Hoạch Digital Marketing 2022

Lập kế hoạch Digital Marketing 2022

1. Phân khúc khách hàng mục tiêu

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định rõ họ đang phục vụ những nhóm khách hàng nào. Chúng ta sẽ phân tích sản phẩm theo:

+ Sản phẩm,

+ Nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, nỗi đau, nhu cầu,…

Ví dụ, trong năm 2022 tới, lớp học quảng cáo Google Ads Ngọc Trang sẽ nhắm đến những nhóm khách hàng mục tiêu theo sản phẩm sau:

+ Nhóm học Google Ads

+ Nhóm học Youtube Ads

+ Nhóm tranning inhouse doanh nghiệp

+ Nhóm tranning 1:1

+ Nhóm dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads cho thị trường nước ngoài,…

Các bạn liệt kê tất cả các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp ra. Khi nhìn vào các nhóm mà doanh nghiệp liệt kê trên, các bạn sẽ xác định được nhóm nào sẽ ra nhiều tiền nhất, mang lại nhiều doanh thu nhất cho doanh nghiệp, nhóm nào đang là tiềm năng và sẽ phát triển trong năm tới cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn.

Việc có thể phân chia những tệp khác hàng cho doanh nghiệp, bạn sẽ dựa vào các yếu tố sau:

+ Doanh số: phân khúc nào cho ra nhiều doanh số nhất, cho ra ít doanh số nhất, phân khúc nào cho ra nhiều doanh số nhưng chi phí lại cao, phân khúc nào chi phí thấp, doanh thu dự tính tương lai ra sao,…

+ Khai thác: tệp khách hàng nào có thể khai thác sâu để tạo nhiều doanh số hơn, tệp khách hàng nào có thể khai thác trực tiếp

+ Nguồn lực đầu tư: Tiền, thời gian, con người,…

+ Phân tích SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro

2. Đối thủ cạnh tranh

Ông cha ta có câu, “biết người biết ta, tram trận trăm thắng”. Ngay cả khi có rất nhiều việc quan trọng phải làm, nhưng việc phân tích đối thủ cạnh tranh là việc phải làm, biết được đối thủ mạnh điểm nào, yếu điểm nào, họ có điểm nào mà mình không có, mình hơn họ ở điểm nào để phát triển hơn trong tương lai.

Đừng để quên mất điều này, sử dụng thông tin thật thông minh để đưa ra chiến lược đúng đắn, xác định đúng bước tiếp theo cần làm cho doanh nghiệp,

3. Mục tiêu

Tổng kết thời gian trước của doanh nghiệp, cụ thể theo quý, năm, 3 năm,….

Mục tiêu doanh nghiệp đặt ra cần phải dựa theo năng lực hiện tại của công ty, dựa vào thực tế năm trước, 3 năm trước chúng ta làm được bao nhiêu, phải xem xét mục tiêu nó thực tế hay không.

Ví dụ, nguồn lực hiện tại của công ty là 7 điểm, số tiền thu được là 7 điểm so với nguồn lực công ty 10 điểm nhưng doanh thu đang là 7 điểm. Vậy thì việc kéo doanh thu lên được với trường hợp thứ 2 sẽ khả thi hơn.

Chúng ta phải đánh giá mục tiêu đặt ra, doanh thu đặt ra phải dựa trên việc chúng ta có tiềm năng hay không. Bạn phải đánh giá nguồn nhân sự đang ra sao, hiệu suất làm việc như thế nào để chúng ta triển khai, đặt mục tiêu cho phù hợp.

Với sự dịch chuyển digital mạnh mẽ trong đại dịch covid 19, năm 2021 buộc các doanh nghiệp truyền thống phải chuyển mình mạnh mẽ sang digital, thị trường của chúng ta bắt đầu sôi động hơn, cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp phải liên tục làm mới mình để bắt kịp với xu hướng, vì vậy bạn phải đặt mục tiêu cao hơn và cần phải làm nhiều hơn.

Các bạn đặt mục tiêu phải cụ thể, chi tiết và theo nguyên tắc SMART:

+ Specific: cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu

+ Measurable: Đo đếm được

+ Attainable: Có thể đạt được bằng sức của mình

+ Relevant: Liên quan đến tầm nhìn chung

+ Time-bound: Có thời hạn

4. Phân tích thực trạng đã, đang và sắp thực hiện về Marketing mix (7P)

4.1. Product (Sản phẩm)

Chiến lược về sản phẩm, chúng ta chọn sản phẩm nào là sản phẩm chủ đạo, sản phẩm nào là sản phẩm mồi. Bạn nên chọn sản phẩm dựa trên ma trận boston

+  Con chó: Đây là những sản phẩm có mức tăng trưởng thấp hoặc thị phần.

+ Dấu hỏi: Các sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần thấp.

+ Ngôi sao: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần cao.

+ Bò sữa: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng thấp với thị phần cao

Cơ cấu và cấu trúc lại các dòng sản phẩm của mình để chọn ra các dòng sản phẩm tượng chưng cho con bò ( nó đang thu được nhiều lợi nhuận) chúng ra sẽ tập trung vào để mang lại hiệu quả cao hơn. Sản phẩm con chó chúng ra bỏ dần đi và không làm nữa. Đồng thời, doanh nghiệp phải nghiên cứu sản phẩm ( biểu tượng dấu hỏi), sản phẩm nào đang là tốt nhất đem lại lợi nhuận, sau khi doanh nghiệp nghiên cứu thành công sản phẩm đó sẽ được gọi là ngôi sao, ngược lại nếu như sản phẩm đó thất bại sẽ được gọi là con chó.

4.2. Price (Giá cả)

Cần phân tích rằng doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào giá quá nhiều hay không, Khách hàng có bị giá tác động nhiều hay không. Doanh nghiệp có những chiến lược giá như thế nào để tăng khả năng mua hàng của người dùng.

Chiến lược giá của sản phẩm cần phải dựa trên những gì khách hàng đã sẵn sàng trả tiền. Có rất nhiều cách định giá và tạo chiến lược giá tốt cho doanh nghiệp:

+  Định giá sản phẩm dịch vụ của mình cao hơn đối thủ cạnh tranh để tạo ấn tượng và tạo nổi bật chất lượng của mình là tốt hơn

+ Nếu giá ngang bằng với đối thủ, cần có thêm các chương trình, ưu đãi hoặc là đánh vào những điểm mạnh của doanh nghiệp mà đối thủ không có

+ Nếu doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, thâm nhập vào thị trường nhanh hơn thì hãy lấy giá thấp hơn đối thủ. Có một kế hoạch tăng giá sau khi thương hiệu được thành lập và hạ giá để làm nổi bật giá trị của sản phẩm

4.3. Place ( Phân phối)

Doanh nghiệp có thể triển khai được những kênh nào, phân chia phù hợp với nguồn lực công ty.

Ví dụ, tháng 1 có thể triển khai được kênh A, tháng 2 triển khai kênh B, tại sao lại chọn kênh đó,…nêu rõ lí do, cụ thể chiến lược khi chọn kênh.

4.4. Promotion (Xúc tiến hỗn hợp)

Một phần mà công chúng quan tâm nhất không thể kể đó là xúc tiến hỗn hợp. Nổi bật nhất là các chương trình ưu đãi, ngoài ra còn có các chiến dịch tiếp thị nội dung, truyền thông, báo trí, truyền hình, quảng cáo, chiến dịch các mạng xã hội, email, sự kiện, …

Hãy liệt kê nguồn tài nguyên mà công ty có sẵn, các kênh có sẵn và tận dụng tối đa chúng, bên cạnh đó mở rộng thêm nhiều kênh để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Dựa trên hành vi của khách hàng để nỗ lực hơn trong việc quảng cáo tiếp cận họ.

Dựa trên các ngân sách có thể chi trả của công ty để đưa ra các chương trình phù hợp, phân tích thu thập ý kiến khác hàng để có chương trình phù hợp nhất cho bạn.

4.5. People (Con người)

Ở đây là đề cập đến nhân sự trong công ty, những người tác động không nhỏ đến quá trình làm việc và trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng. Hãy đảm bảo rằng mọi cấp độ, phòng ban đều làm tốt và vận hành tốt, năng lực hiệu quả tốt

Phát triển các kỹ năng, kiến thức cho mọi nhân sự trong công ty, phát triển văn hóa công ty để nhận diện tích cách thương hiệu. Có chương trình riêng cho nhân sự, chế độ đãi ngộ tốt họ cảm thấy được tôn trọng và được quan tâm. Tập trung và chăm sóc khách hàng cũ và mới, quan hệ khách hàng, nên có một quy trình thật tốt và trơn chu.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp của bạn không thể làm tốt hay nhân lực không đủ ddeeer làm một vấn đề nào nó thì nên thuê các chuyên gia, người có chuyên môn cao để thiết kế và phát triển những vấn đề đó.

4.6. Process (Quy trình)

Doanh nghiệp có một quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng và logic thì sẽ suôn sẻ hơn. Nhân sự trong công ty sẽ có nhiều thời gian hơn , làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Một số quy trình cần lưu ý như: dịch vụ hậu cần cho kênh phân phối, quy trình giao hàng, kho bãi, kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, nhà bán lẻ bên thứ ba, nhân sự trong quá trình làm, chăm sóc khách hàng, phản hồi khách hàng,..

4.7. Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế)

Doanh nghiệp sẽ cần tích cần xem khách hàng trải nghiệm, sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình như thế nào. Cần lấy những feedback, khuyến khích, có các chương trình cho khách hàng để lại phản hồi, thông tin để có sự tin tưởng cho những khách hàng tương lai tiếp theo

5. Kế hoạch thực hiện chi tiết

Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể làm chi tiết nhất có thể cho kế hoạch của doanh nghiệp mình.

Liệt kê những đầu công việc cần làm, cái nào quan trọng nhất, cái nào quan trọng vừa, cái nào cần làm ngay, cái nào có thể thong thả,… để có một cái nhìn tổng quát cho việc làm trong năm tới. Nêu cụ thể từng tên công việc và phân theo chính – phụ.

Thời gian thực hiện là khi nào, mốc thời gian, deadline cho từng nhân sự, từng phòng bạn cho từng việc làm gì. Đặc biệt nhấn mạnh vai tròn của từng cá nhân, sự kết nối của các phòng ban và nhân sự.

Những chi phí liên quan, cần liên đới với chi phí dự tính và đưa ra ở phần dưới, phải làm sao cho phù hợp và khớp với nhau.

Và cuối cùng, liệt kê những ghi chú, những điều cần lưu ý cho chiến dịch lần này, nhấn mạnh mà sát sao giám sát kế hoạch. Lên kế hoạch ngay từ đầu cho việc cần giám sát, phân loại công việc cần giám sát theo thời gian, phòng ban, tổ nhóm,… sau đó không thể bỏ qua đó là đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổng thể vào cuối năm.

6. Dự báo ngân sách

Dự báo ngân sách là một phần không thể thiếu trong các kế hoạch năm, đặc biệt là kế hoạch Marketing. Để doanh nghiệp biết mình chi trả cho các hoạt động nào, sự kiện nào,… để từ đó đưa ra các ngân sách, phương án, chiến dịch phù hợp với hoàn cảnh

Đầu tiên, chúng ta cần xác định tổng ngân sách doanh nghiệp có. Có rất nhiều cách để xác định ngân sách Marketing có thể kể đến như: Dựa vào phần trăm doanh số thu được của năm trước để xác định, dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ đưa ra trước đó cho kế hoạch năm, dựa trên khả năng doanh nghiệp có thể chi trả,... có rất nhiều các để công ty bạn đưa ra một mức ngân sách phù hợp cho năm 2022 này

Tiếp theo đó là chúng ta liệt kê các hoạt động theo từng ngân sách dự tính, đưa ra đánh giá với ban lãnh đạo và chỉnh sửa nội bộ dẫn đến thống nhất cho cả kế hoạch

Một phần nhiều bản kế hoạch bị bỏ qua, đó chính là dự báo doanh số, để từ đó dự tính được lợi nhuận cho doanh nghiệp

7. Đề phòng rủi ro

Việc đầu tiên trong đề phòng rủi ro đó chính là lập kế hoạch chi tiết để từ kế hoạch đó, chúng ta dự đoán được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Phân tích các yếu tố liên quan đến trường hợp xấu mà công ty gặp phải là gì? Nó đến từ đâu? Từ quy mô lớn hay nhỏ, tiềm lực ra sao, nhận thức của ban lãnh đạo đến việc môi trường của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp,… Trong quá trình đánh giá và đưa ra các rủi ro, các mối đe dọa thì đồng thời chúng ta đưa ra các giải pháp, có phương án nào cho những rủi ro đó. Tránh rủi ro hay khả năng giảm thiểu được rủi ro, chuyển giao, phương án thay thế cũng là một cách hay để doanh nghiệp có thể lựa chọn quyết định cách xử lý, và quyết định cuối cùng nghe có vẻ đơn giản nhưng lại cực kì hữu ích đó là chấp nhận nó, khi doanh nghiệp chưa có phương án ngay, những điều mà doanh nghiệp cần chấp nhận để nâng cao tinh thần và sớm có phương án giải quyết rủi ro đó, tránh tập chung quá nhiều nguồn lực vào điều này và nâng cao hiệu suất làm việc hơn.

Kết luận

Một doanh nghiệp vận hành đi theo một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khi mà đi theo kế hoạch này chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Chúng ta sẽ biết được ở đâu đem lại nhiều doanh thu, ra được nhiều tiền cho doanh nghiệp, chỗ nào chi phí đang bị lớn và chi quá nhiều, đối tác của chúng ta như thế nào, hoạt động trọng yếu ra sao, những gì chưa làm được và đã làm được để rút ra kinh nghiệm, năm tới doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn

TIN TỨC

Số mới nhất về các tài liệu Digital Marketing, Google Ads, SEO Google, content.

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads

27 Thuật ngữ Google Ads cần biết trước khi bắt đầu quảng cáo Google Ads
TIN TỨC 16-06-2022
Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân -  Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing

Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân - Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing

 Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân - Tài Liệu Lập Kế Hoạch Marketing
Lập kế hoạch Digital Marketing 2022

Lập kế hoạch Digital Marketing 2022

Kế hoạch Digital Marketing 2022 doanh nghiệp sẽ biết được ở đâu đem lại nhiều doanh thu, ra được nhiều tiền cho doanh nghiệp, chỗ nào chi phí đang bị lớn và chi quá nhiều, đối tác của chúng ta như thế nào, hoạt động trọng yếu ra sao, những gì chưa làm được và đã làm được để rút ra kinh nghiệm, năm tới doanh nghiệp sẽ làm gì để tốt hơn.
Thiết kế website tối ưu hóa quảng cáo Google Ads

Thiết kế website tối ưu hóa quảng cáo Google Ads

Với mong muốn giải quyết những nỗi đau, vấn đề đa phần các doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình thiết kế website để tiến tới quá trình tối ưu hóa quảng cáo tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng
HƯỚNG DẪN GOOGLE SHOPPING A - Z

HƯỚNG DẪN GOOGLE SHOPPING A - Z

Google Shopping đang cho thấy hiệu quả tốt với mức chi phí tiết kiệm hơn so với quảng cáo thông thường của Google